AD (728x60)

Được tạo bởi Blogger.

GIỚI THIỆU CHUNG

Thông Tin

Thứ Năm, 17 tháng 9, 2015

Hướng dẫn sử dụng máy đánh nhịp metronome khi học đàn piano

Share & Comment

Giữ nhịp khi chơi nhạc là yêu cầu quan trọng hàng đầu nếu như bạn muốn tiến xa trong tương lai. Nhưng với những người mới học đàn, đặc biệt là đàn piano thì đây là một vấn đề cực kì khó. Bài viết sẽ chia sẻ, hướng dẫn sử dụng máy đánh nhịp metronome khi học đàn piano để giữ nhịp chính xác nhất, tạo nền tảng chơi đàn tốt trong tương lai. 

Nhịp, phách là yếu tố quan trọng hàng đầu của một bản nhạc. Không nhạc sỹ hay nhạc công nào có thể sáng tác và chơi đàn hay mà không nắm vững, giữ nhịp tốt. Vì thế mà khi mới bắt đầu học nhạc, công việc đầu tiên mà các giảng viên yêu cầu bạn đó chính là phải biết về nhịp, phách cũng như chơi đàn chính xác theo nhịp bài hát mà bạn tập luyện. Nhưng khi mới làm quen với đàn piano, việc đặt tay, bấm phím thế nào cho chính xác, mắt nhìn bản nhạc và tay đánh đàn đã khó khăn rồi, mà còn phải phân tâm giữ nhịp nữa thì quả là một vấn đề nan giải.
may danh nhip metronome nikko
Máy đánh nhịp metronome Nikko

Tuy nhiên với công cụ hỗ trợ là máy đánh nhịp metronome, bạn không chỉ giữ nhịp tốt hơn mà còn luyện được đôi tai khi chơi đàn nữa. Hãy cùng tìm hiểu cách sử dụng máy đánh nhịp metronome dưới đây:

1. Bật/tắt máy đánh nhịp: 

Trước tiên bạn cần biết thao tác bật/tắt thiết bị này rồi mới có thể sử dụng. Các loại máy đánh nhịp thường có một nắp nhựa bọc phía ngoài để tránh bụi hoặc các va đập. Đầu tiên hãy tháo nắp nhựa này ra. Sau đó, ấn nhẹ thanh sắt chính giữa của máy đánh nhịp (thiết kế như quả lắc đồng hồ thời xưa) cho ra khỏi vị trí cân bằng và bạn bắt đầu vặn cót của máy đánh nhịp (như kiểu đồ chơi xe chạy bằng dây cót) một chút để tạo lực, và sau đó nó đã bắt đầu chạy và tính nhịp. Bạn chỉ cần vặn một chút là đã có thể chơi cả bản nhạc dài, hoàn toàn không phải lo về việc đang chơi máy đánh nhịp sẽ dừng lại.
huong dan su dung may danh nhip metronome
Khóa điều chỉnh nhịp (khoanh tròn màu đỏ)

Khi sử dụng xong, muốn tắt đi bạn chỉ cần giữ thanh sắt lại và ấn vào trong vị trí cân bằng ban đầu, sau đó đóng nắp lại là hoàn thành thao tác tắt máy đánh nhịp.

2. Cách tùy chỉnh nhịp theo một bản nhạc cụ thể: 

Ban đầu tập nhạc, các nhịp cơ bản mà bạn thường gặp có thể là: 2/4, 3/4, 4/4, 6/8.... và bạn có thể chỉnh loại nhịp bất kỳ để metronome hiểu và chạy theo nhịp của bạn. Bên phải các loại máy đánh nhịp, phía trên khóa vặn cót  (hướng bạn nhìn đối diện vào nó) sẽ có một thanh sắt gọi là Beat selector (khóa chỉnh nhịp) với các nhịp được khắc trên thanh sắt này. Bạn chỉ cần kéo ra hoặc đẩy vô để tìm nhịp mà mình muốn chơi, và sau đó cho máy đánh nhịp chạy rất dễ dàng.
Và khi máy đánh nhịp bắt đầu chạy một nhịp bất kỳ, nó sẽ phát ra âm thanh để bạn phân biệt từng phách mạnh, nhẹ trong một ô nhịp, cũng như âm thanh để biết khi kết thúc ô nhịp, và bạn chuẩn bị chuyển hợp âm cực kì dễ dàng (Xem clip hướng dẫn sử dụng máy đánh nhịp metronome bên dưới).
Không chỉ giúp bạn giữ nhịp chính xác, các loại metronome này cũng sẽ hỗ trợ bạn có một đôi tai tốt hơn để sau này có thể chơi đàn cho một người nào đó hát vững vàng hơn.
Giáo viên hướng dẫn học trò thực hành với metronome 

3. Các thông số có trên bề mặt máy đánh nhịp metronome:

Trên bề mặt của các loại máy đánh nhịp này, bạn cần quan tâm đến 2 yếu tố chính: Các con số tượng trưng cho tốc độ của bản nhạc nằm 2 bên, và vị trí miếng kim loại gắn trên thanh sắt. Khi bạn di chuyển vị trí miếng kim loại đến một con số nhất định, nghĩa là bạn đang chỉnh cho tốc độ của máy đánh nhịp tương ứng với con số đó. Mỗi bản nhạc có một tốc độ nhịp riêng, và bạn cần phải di chuyển miếng kim loại đến đúng vị trí để giữ nhịp đúng theo bản nhạc, qua đó thực hành bản nhạc "có hồn" hơn. Máy đánh nhịp sẽ có tốc độ của các bản nhạc phổ biến trên toàn thế giới, bao gồm rất chậm (khoảng tempo 40-60) cho đến rất nhanh (khoảng 150-200). Một gợi ý cho bạn đó là hãy làm quen từ tốc độ chậm, để tập cho đôi tai mình làm quen với âm thanh của máy trước, sau đó khi đã quen sẽ tập nhanh dần.
may dem nhip
Tốc độ (tempo) ở 2 bên và miếng kim loại điều chỉnh tốc độ

Khoảng 60% người chơi piano lẫn các loại nhạc cụ khác như guitar, organ... tự học, không qua trường lớp bài bản gặp khó khăn và không thể giữ nhịp chính xác khi chơi đàn sau này vì bỏ qua bước căn bản về giữ nhịp khi học đàn ban đầu. Và hầu hết các giáo viên nước người khi giảng dạy piano đều yêu cầu học trò mình trang bị các loại metronome để học đàn tốt và hiệu quả hơn. Hy vọng bài viết sẽ mang đến những kiến thức bổ ích cho bạn. Nếu còn thắc mắc về các loại máy đánh nhịp này và cách sử dụng, liên hệ hotline: 0938.813.906

Tags:

Written by

Khăn phủ đàn piano hàng chất lượng cao, sản xuất trong nước cũng như hàng nhập khẩu giá rẻ cạnh tranh, liên tục cập nhật các mẫu khăn phủ mới nhất

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Kết nối Facebook với mình

 

Hotline: 0938.813.906

Mrs.Huệ
Copyright © Khăn phủ đàn piano acoustic tại thành phố Hồ Chí Minh | Thiết kế và chỉnh sửa bởi Seo.vnpro@gmail.com
Chia sẻ bởi